Salte a conteúdo principal

Hitachi

Đổi mới xã hội ở khu vực Đông Nam Á

Từng bước chuyển mình, tái định hình ASEAN

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang ở vị thế thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán Mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) sẽ đạt 5,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023 và tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm 2024 ước tính đạt 5,4%. Sức mạnh kinh tế cùng số lượng lớn dân số, trên 680 triệu người, khiến ASEAN trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các cơ hội đầu tư kinh doanh, các tiến bộ công nghệ và là một thế lực kinh tế đáng gờm.

      Đương Đầu Với Những Thách Thức

    • Các quốc gia ở Đông Nam Á phải đối mặt với sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, mức độ số hóa không đồng đều và các vấn đề đáng lo ngại về biến đổi khí hậu.
    • Các quốc gia ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tới 45% dân số thế giới. Dân số lớn, cùng tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế có tác động đáng kể đến tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực.
    • Đại dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội của Đông Nam Á:
      1. - 4,7 triệu người bị rơi vào cảnh nghèo đói
      2. - 9,3 triệu người thất nghiệp

    Những số liệu thống kê này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc nỗ lực phối hợp giúp tái xây dựng và hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng trong khu vực.

    Với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến, số hóa, các biện pháp bền vững và tự động hóa, ASEAN có tiềm năng trở thành một điểm đến mang tính đổi mới trong mọi lĩnh vực.

    Thúc đẩy Sự tiến bộ của ASEAN: Hitachi đồng hành trong mọi giai đoạn phát triển

    Cam kết của Hitachi trong Đổi Mới Xã Hội góp phần tạo ra một hệ sinh thái nơi khát vọng của ASEAN được nung nấu và những cơ hội mới bắt đầu xuất hiện. Sau đây là một vài lĩnh vực cốt lõi kèm ví dụ cụ thể:

    • Cách mạng hóa giao thông đô thị

      Hitachi đã củng cố hệ thống giao thông công cộng thông qua những nỗ lực tiên phong như Tuyến Đường tàu màu Đỏ ở BangkokTuyến đường tàu số 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh, hợp lý hóa nhu cầu đi lại hàng ngày, giảm bớt tắc nghẽn giao thông và giảm lượng khí thải carbon.

    • Thu Hẹp Khoảng Trống Về Dịch Vụ Ngân Hàng

      Bắt đầu từ năm 2003, Hitachi đã trở thành động lực thúc đẩy tài chính toàn diện ở Indonesia. Những đóng góp lớn đáng chú ý của Hitachi bao gồm cung ứng máy ATM cho phép nộp tiền mặt tài khoản giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nộp và rút tiền mặt trong nước, từ đó đạt tới những cột mốc quan trọng trong việc làm cho dịch vụ ngân hàng trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người.

    • Kết Nối để Thành Công trong việc Không Dùng Tiền Mặt

      Tại Việt Nam, việc triển khai Hệ thống thanh toán điện tử toàn diện của chúng tôi đặt nền móng cho cơ sở hạ tầng không dùng tiền mặt trên toàn quốc, mở ra một tương lai giao dịch liền mạch.

    • Tăng Tốc Độ Chuyển Đổi Số

      Trung tâm Lumada ở Thái Lan đóng vai trò là trung tâm đổi mới, cung cấp các giải pháp IoT để thúc đẩy Thailand 4.0. Hơn nữa, sự hợp tác của chúng tôi với Viện Nghiên Cứu Công Nghiệp Và Tiêu Chuẩn Malaysia (Standard and Industrial Research Institute of Malaysia) (SIRIM) đã tạo nên Trung Tâm Trải Nghiệm Sản Xuất Thông Minh (Smart Manufacturing Experience Centre) (SMEC) tại Kuala Lumpur, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nắm bắt tối ưu các công nghệ của IR4.0, thúc đẩy sự tăng trưởng chưa từng có.

    • Đảm Bảo Cung Cấp Năng Lượng Ổn Định Cho Sự Tăng Trưởng Nhanh Chóng

      Năm 2019, chúng tôi đã cung cấp 5,600 máy biến áp phân phối hiệu suất cao cho Myanmar, mang ánh sáng đến với cuộc sống của vô số dân làng, củng cố năng lực cộng đồng cho họ.

    • Khai thác Sức Mạnh Của Năng Lượng Tái Tạo

      Là một phần của dự án Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 5 công suất 50MWp, Hitachi đã trang bị và vận hành máy biến áp điện 220 kilovolt (Kv) cho Tập đoàn Toji, đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa tầm nhìn năng lượng tái tạo đầy tham vọng của Việt Nam.

    Công Nghệ Y Tế Chuyển Đổi ngành Chăm Sóc Sức Khỏe ASEAN

    Nhằm ứng phó với sự phức tạp của khả năng tiếp cận không đồng đều, cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, sự gia tăng các bệnh không lây truyền và những thách thức do dân số già đặt ra, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở ASEAN đang trải qua một sự chuyển đổi sâu sắc thông qua tích hợp công nghệ kỹ thuật số.

    Thị trường Chăm Sóc Sức Khỏe từ xa ở Đông Nam Á được định giá là 293.9 USD vào năm 2021, dự kiến sẽ có mức tăng trưởng vượt trội với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 17.6% từ năm 2021 đến năm 2028.

    • Các cải tiếnđột phá góp phần nâng cao khả năng chăm sóc bệnh nhân, sắp xếp khoa học các quy trình khám chữa bệnh và tối ưu hóa dịch vụ sức khỏe.
    • Các giải pháp chẩn đoán và phân tích dự đoán theo mô hình Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) đang dần hiện đại hóa năng lực phát hiện và lập kế hoạch điều trị bệnh.
    • Các nền tảng kỹ thuật số cho phép đồng bộ cũng như chia sẻ dữ liệu liền mạch, hỗ trợ thực hành các biện pháp y tế từ xa giúp xóa tan các rào cản địa lý cũng như mở rộng khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng.

    Hoạt Động Sản Xuất Kỹ Thuật Số Thúc đẩy Phát Triển Công Nghiệp

    Trong lĩnh vực sản xuất, sự kết hợp giữa Internet Vạn Vật (IoT), Công Nghệ Robot, Tự Động Hóa, Dữ Liệu Lớn và Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) của Hitachi đang giúp các nhà sản xuất đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm mới, giảm thiểu lỗi của con người, nâng cao hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ. Cách tiếp cận mang tính chuyển đổi này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho sự đổi mới.

    Các giải pháp toàn diện của Hitachi trải rộng trên toàn bộ chuỗi giá trị, giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách như:

    Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng
    Những chênh lệch về kỹ năng
    Những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

    Điều này không chỉ thúc đẩy ngành sản xuất của ASEAN mà còn thiết lập khu vực này như một hạt nhân cho các hoạt động sản xuất tiên tiến và bền vững.

    Tính Bền Vững: Vạch Ra Một Tương Lai Xanh Cho ASEAN

    Các quốc gia đang phát triển cần đến 1.7 nghìn tỷ USD hàng năm để đầu tư vào năng lượng tái tạo.

    Vào năm 2022, theo dữ liệu từ Báo Cáo Đầu Tư 2023 của Hội Nghị Thương Mại và Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), chỉ 544 tỷ đô la được đầu tư vào ngành năng lượng sạch.

    Vì ASEAN đang phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng 0, Hitachi, công ty tiên phong trong đổi mới về biến đổi khí hậu, cam kết nhiệt thành kiến tạo một tương lai xanh cho khu vực thông qua:

    Thông qua sự kết hợp giữa các sáng kiến phát triển bền vững và công nghệ tiên phong, Hitachi đang giải quyết những thách thức lớn lao, bao gồm ô nhiễm môi trường, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và nhu cầu cải thiện công tác quản lý chất thải. Những nỗ lực này hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển tiếp đến một tương lai ít khí thải carbon.

    Năm 2023 mang lại cho ASEAN cả thách thức lẫn cơ hội trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, ASEAN đã khai thác sức mạnh công nghệ, tính bền vững và đổi mới để trở mình thành một biểu tượng của sự tiến bộ. Tầm nhìn của Hitachi luôn hướng tới việc nuôi dưỡng một tương lai nơi mà các tiến bộ công nghệ, hành động bền vững và đổi mới cùng tồn tại hài hòa, định hình một ngày mai tươi sáng hơn cho ASEAN.

    Ngày phát hành: Tháng 12.2023