Salte a conteúdo principal

Hitachi

Đổi mới xã hội ở khu vực Đông Nam Á

 

 

Chuyển đổi số trong điều kiện bình thường mới cho ASEAN

 

 

 

 

 

    Kêu gọi ứng dụng công nghệ trên tinh thần đạo đức và tương trợ chưa bao giờ rõ ràng hơn vào năm 2020.

    Mặc dù những tác động sâu rộng của đại dịch đã xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nhưng một số nhóm cộng đồng lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn những nhóm cộng đồng khác.

    Hitachi luôn tìm cách đáp ứng những nhu cầu bức thiết của xã hội thông qua quá trình đổi mới xã hội. Với mục tiêu trở thành Doanh nghiệp Đổi mới Xã hội hàng đầu, chúng tôi có trách nhiệm tạo ra bước thay đổi tích cực thông qua quá trình số hóa. Tinh thần này đã thúc đẩy chúng tôi tăng tốc quá trình chuyển đổi số trên toàn ASEAN trong nhiều lĩnh vực, nơi chúng tôi đã hợp tác với các doanh nghiệp để cùng tạo ra các giải pháp và quá trình đổi mới xã hội.

    Những giải pháp này đã cho phép chúng tôi nâng cao giá trị cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra tác động thiết thực và rõ ràng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân. Do đó, nhiều lợi ích trong số đó đã giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của COVID-19.

    Cashless Payments for Vulnerable Groups

     

    Thanh toán không dùng tiền mặt cho các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương

    Bưu điện Nhà nước

    div

     

    Trong thời kỳ đại dịch, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán quan trọng cho người dân. Trong thời gian bị phong tỏa hoặc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội an toàn nâng cao, việc thực hiện thanh toán điện tử cho phép các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân tiếp tục giao dịch.

    Thanh toán điện tử cũng giúp loại bỏ nhu cầu đối với hầu hết các giao dịch trực tiếp, vật lý - giúp giảm cơ hội lây lan virus.


    Hitachi đã hợp tác với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) để triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt này


    Đã mang lại lợi ích cho
    2,5triệu iii
    người dân Việt Nam trên
    63 tỉnh thành


    Giải pháp này cho phép mọi người dân nhận lương hưu và các khoản thanh toán phúc lợi bằng phương thức điện tử

    Hitachi hợp tác với bưu điện nhà nước Việt Nam nhằm triển khai phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt toàn diện để người dân Việt Nam nhận lương hưu và trợ cấp an sinh xã hội. Chỉ với 1/3 người dân trưởng thành có tài khoản ngân hàngi, và với các dịch vụ ngân hàng tương đối kém phát triển ở các vùng nông thôn, nhiều người dân sống ở đó đã phải ra khỏi nhà và đi một quãng đường dài để nhận được các khoản thanh toán này.

    Rất may, Hitachi đã có thể hợp tác với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) để phát triển giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt này và triển khai trên toàn quốcii. Kết quả là đã có tổng cộng hơn 2,5 triệu dân Việt Nam trên 63 tỉnh thànhiii hiện đang tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử mới. Điều này đặc biệt có lợi cho người cao tuổi và người dân sống ở các vùng nông thôn và miền núi - những người hiện có thể nhận lương hưu và phúc lợi bằng thẻ tiền điện tử mà không cần đi lại và không phải tiếp xúc với virus.

     

    Chuẩn bị số hóa cho ASEAN

    Điện khí hóa Myanmar

     

    Đại dịch đã thúc đẩy hành trình của chúng tôi hướng tới tương lai số hóa này, khi mà nhiều quốc gia buộc phải chuyển các dịch vụ sang không gian số càng nhanh càng tốt, để duy trì khả năng cạnh tranh.

    Theo cuộc khảo sát toàn cầu mới của McKinsey với các giám đốc điều hành, các doanh nghiệp đã tăng tốc quá trình số hóa cho những tương tác giữa khách hàng và chuỗi cung ứng cũng như các hoạt động nội bộ của họ trong khoảng thời gian từ 3-4 năm. Hơn nữa, thị phần của các sản phẩm số hóa hoặc được hỗ trợ bằng số hóa trong danh mục đầu tư của họ cũng đã được tăng tốc đáng kinh ngạc trong thời gian 7 năm.


    Hitachi đang giúp tăng tỷ lệ điện khí hóa cho các quốc gia ASEAN


    Đã chuyển giao khoảng
    5.600
    máy biến áp phân phối


    Thông qua dự án này, Hitachi đặt mục tiêu giúp thắp sáng mọi ngõ ngách của Myanmar

    Cùng với quá trình số hóa ngày càng tăng đối với các lĩnh vực dịch vụ nhà nước và tư nhân, thì nhu cầu về điện rõ ràng là rất lớn. Tuy nhiên, các khu vực xa xôi của ASEAN thiếu khả năng tiếp cận điện năng và nhiều người dân có thể bị tụt hậu trong bước nhảy vọt sang kỷ nguyên số hóa này.

    Ngay cả trước đại dịch, Hitachi đã giúp tăng tỷ lệ điện khí hóa cho các quốc gia ASEAN. Chẳng hạn, Hitachi đã hợp tác với chính phủ Myanmar để đạt được mục tiêu cung cấp điện cho mọi hộ gia đình ở Myanmar thông qua mạng lưới điện quốc gia đến năm 2030. Đến năm 2020, Hitachi đã chuyển giao khoảng 5.600 máy biến áp phân phối để giúp đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng. Những máy biến áp này đã cung cấp điện cho ngay cả những vùng sâu vùng xa của Myanmar, đảm bảo không người dân nào bị tụt hậu trong kỷ nguyên số hóa sau đại dịch.

     

    Quản lý từ xa trong khi bị phong tỏa

    Nhà máy thông minh như một dịch vụ

     

    Theo cuộc nghiên cứu của Cushman & Wakefield năm 2020 được Business Times trích dẫn, ngành sản xuất của ASEAN có nhiều tiềm năng phát triển nếu có thể phục hồi sau đại dịch, đang trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực.

    Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước hiện đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có với COVID-19 khiến quá trình sản xuất phải tạm dừng do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội an toàn.


    Hitachi đã giới thiệu giải pháp quản lý nhà máy từ xa


    Dữ liệu thời gian thực được thu thập từ những cảm biến trong nhà máy


    Khả năng chia sẻ cơ sở hạ tầng nhà xưởng giữa nhiều nhà máy

    Với phương châm ‘Nhà máy thông minh như một dịch vụ’, đầy sáng tạo của chúng tôi, Hitachi đã và đang trang bị cho các nhà sản xuất ASEAN những giải pháp quản lý nhà máy từ xa. Với giải pháp này, những nhà quản lý và kỹ thuật viên có thể tiếp tục quản lý các nhà máy mà không cần phải ở cùng một quốc gia, cho phép họ làm việc thông qua các lệnh cấm đi lại quốc tế hoặc các quy trình giám sát sức khỏe nghiêm ngặt. Giải pháp này được thực hiện bằng cách thu thập và chia sẻ dữ liệu có được từ nhiều cảm biến khác nhau được lắp đặt tại hiện trường.

    Ngoài ra, giải pháp này cũng cho phép các doanh nghiệp chia sẻ cơ sở hạ tầng nhà xưởng giữa nhiều nhà máy, giảm nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất quy mô lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong thời điểm tình hình kinh tế chưa thuận lợi. Mọi thứ từ giải pháp này cũng giúp mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhân viên trong khu vực này.

    Hitachi đang tiếp tục chủ động xác định các lĩnh vực mà những giải pháp OT (công nghệ vận hành) & CNTT của chúng tôi có thể giúp giải quyết những thách thức xã hội và tạo ra tác động tích cực, mạnh mẽ đối với cuộc sống của mọi người dân. Trong kỷ nguyên tăng tốc đổi mới và đột phá công nghệ, chúng ta phải nhớ trách nhiệm sử dụng công nghệ của mình để kiến tạo những điều tốt đẹp cho những người cần dùng nhất..

     

     

    i Kể từ năm 2017
    ii Ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh, kể từ năm tài chính 2019.
    iii Dữ liệu được truy xuất từ hệ thống thanh toán tiền điện tử, kể từ tháng 7 năm 2021.

     

    Ngày phát hành: tháng 7 năm 2021