Tính hai mặt của đô thị hóa
Tác động nào dễ thấy nhất khi khu vực này thay đổi quá nhanh?
“Các thành phố ở Đông Nam Á đã và đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực,” ông Vijay Padmanabhan, Giám đốc Phát triển đô thị và tài nguyên nước ở Đông Nam Á, Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) nhận định. Trong khi tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng triệu người Đông Nam Á thoát khỏi đói nghèo, nhưng đồng thời những tác dụng phụ không mong muốn cũng dễ dàng cảm nhận được.
"Do quá trình đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng môi trường xuống cấp" ông Padmanabhan nói thêm, chất lượng không khí đô thị xấu, khan hiếm nguồn nước, và sự thoái hóa đất chỉ là một vài trong những vấn đề cấp bách nhất của khu vực.
Các thành phố Đông Nam Á rất đa dạng và trên những nấc thang phát triển khác nhau. Singapore, một thành phố lớn lâu đời của thế giới, có hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị tinh vi bậc nhất thế giới. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh là một đại đô thị mới nổi, và Yangon chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình tiến lên đô thị hiện đại.
Nhận thấy tăng trưởng đem lại nhiều vấn đề, tập đoàn Hitachi Nhật Bản ưu tiên triển khai những giải pháp sáng tạo đổi mới cơ sở hạ tầng xã hội ở Đông Nam Á. Từ đa dạng hóa nguồn nước đến xây dựng thành phố thông minh là một vài đổi mới đang được thực thi ở Myanmar, Philippin, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Singapore.