Salte a conteúdo principal

Hitachi

Đổi mới xã hội ở khu vực Đông Nam Á

Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Malaysia: Thúc Đẩy Nền Công nghiệp 4.0

    Với tiềm năng tạo nên đột phá trong tương lại, Công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) đang dần tạo nên các thay đổi ngoạn mục đối với môi trường kinh doanh toan cầu. Có một quan niệm sai lầm rằng việc chuyển đổi số chỉ liên quan đến robot. Tuy nhiên, CMCN4.0 hứa hẹn sẽ làm thay đổi quy trình sản xuất và mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cải thiện năng suất cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường. Malaysia không phải là ngoại lệ, và Hitachi đang tích cực tiên phong trong việc thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số theo khuôn khổ của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0.

    Quan hệ đối tác với Viện Nghiên Cứu Công Nghiệp Và Tiêu Chuẩn Malaysia (SIRIM) đã thiết lập nền tảng cho phép Hitachi và SIRIM hỗ trợ Chính phủ Malaysia trong việc thúc đẩy Chính sách Quốc gia về CMCN4.0. Sáng kiến này nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về các tiến bộ và hội tụ công nghệ để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của họ. Vào năm 2020, cả hai đối tác đã chính thức ký kết Biên Bản Ghi Nhớ (MoU), củng cố hơn nữa cam kết hợp tác của họ đối với sáng kiến xoay quanh Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ 4. Bên cạnh đó, họ còn thành lập Trung Tâm Trải Nghiệm Sản Xuất Thông Minh (SMEC) tại Kuala Lumpur, đóng góp đáng kể trong công cuộc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi toàn quốc đối với các lĩnh vực Công Nghiệp Kết Nối.

    Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 (CMCN4.0) là gì và nó định hình thế giới đương đại như thế nào?

    Cách Mạng Công nghiệp 4.0, thường được gọi là CMCN4.0, đang cách mạng hóa lĩnh vực sản xuất bằng cách hợp nhất các công nghệ kỹ thuật số, hệ thống kết nối và tự động hóa lại với nhau nhằm thúc đẩy kiến tạo môi trường các ngành công nghiệp kết nối trên phạm vi sâu rộng hơn. CMCN4.0 bao gồm một loạt các yếu tố như hệ thống không gian mạng thực-ảo (Cyber-Physical System), internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình bằng robot, v.v. Thông qua chủ trương tích hợp các công nghệ hiện đại này, nhiều nhà sản xuất đang tận dụng CMCN4.0 bằng cách phát triển nhà máy thông minh có đặc tính tự động hóa và kết nối siêu việt. Sự chuyển đổi này thực sự đã và đang mang lại những cải tiến đáng kể về năng suất, hiệu quả và tính linh hoạt trong mọi khâu sản xuất.

    Tiên phong đổi mới: Hitachi làm chủ cuộc cách mạng Công Nghiệp 4.0 (CMCN4.0) như thế nào?

    Nhờ áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới bền vững, Hitachi hiện đã có thể cung cấp các công nghệ đột phá được tùy chỉnh để đáp ứng cho nhu cầu đổi mới. Dù cho đó là nền tảng IoT, hệ thống phân tích dựa trên AI hay giải pháp sản xuất thông minh, Hitachi luôn hướng đến hiện thực hóa giấc mơ khai thác sức mạnh CMCN4.0 của doanh nghiệp, đồng thời khai mở cho họ nhiều hướng phát triển mới giàu tiềm năng.

    Quá trình chuyển đổi từ giải pháp lấy sản phẩm làm trung tâm sang giải pháp toàn diện hướng tới người dùng

    • Khởi đầu bằng các giải pháp tiết kiệm chi phí được thiết kế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
    • Chuyển trọng tâm sang các giải pháp tổng thể toàn diện, chủ yếu nhằm giải quyết những thách thức phổ biến mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong quá trình số hóa (thu thập, kết nối và phân tích dữ liệu)
    • Thu hút các đối tác địa phương với tư cách là Nhà Tích Hợp Hệ Thống (SI)
    • Thiết lập mối quan hệ hợp tác với Tập Đoàn Hitachi để áp dụng các giải pháp tiên tiến của họ
    • Sử dụng nền tảng giải pháp Hitachi làm bộ khung hệ thống cốt lõi
    • Thành lập một trung tâm tập hợp các sản phẩm của Hitachi như một phương án tiêu chuẩn
    • Điều này cho phép mở rộng sang các lĩnh vực khác vốn đã trở thành một trong những thế mạnh và lợi thế của Hitachi

    Hợp Tác để Thành Công: Hitachi x SIRIM

    Nghiên cứu trong năm 2022 đã tiết lộ rằng chỉ có 30% nhà sản xuất Malaysia ý thức rõ ràng về CMCN4.0. Tuy vậy, cách tiếp cận chủ động của Malaysia trong việc đón nhận CMCN4.0 thông qua các sáng kiến như Industry4WRD hứa hẹn sẽ mang lại những lợi thế đáng chú ý.

    Industry4WRD đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, bao gồm tăng 30% năng suất sản xuất và nâng mức đóng góp của ngành cho nền kinh tế quốc gia từ 254 tỷ MYR lên đến 392 tỷ MYR vào năm 2025

    Sáng kiến này cũng chú trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề cao, với mục tiêu nâng tỷ lệ lao động có tay nghề cao từ 18% lên 35%

    Sự hợp tác giữa Hitachi và SIRIM đóng vai trò then chốt trong quá trình thúc đẩy áp dụng CMCN4.0 giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia. SIRIM là công ty hàng đầu quốc gia về Nghiên cứu & Phát triển (R&D) và tiến bộ công nghệ, có chung tầm nhìn với Hitachi về việc trao quyền cho các doanh nghiệp địa phương. Ban đầu, vì không có kinh nghiệm thiết lập một cơ cấu phù hợp nhằm thúc đẩy CMCN4.0 nên SIRIM đã tranh thủ sự hỗ trợ của Hitachi thông qua nền tảng Lumada và phương pháp của Hitachi để thực hiện sứ mệnh CMCN4.0 của mình.

    Chưa dừng lại ở đó, Hitachi vẫn đang tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kiến thức và nâng cao kỹ năng về IoT cho các kỹ sư SIRIM, đảm bảo họ được trang bị đầy đủ chuyên môn cần thiết để thúc đẩy choCMCN4.0 một cách hiệu quả. Nỗ lực chung này có tác dụng thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một nền tảng tiêu chuẩn, được trang bị sẵn các công cụ và kiến thức IoT cần thiết để bắt đầu hành trình chuyển đổi kỹ thuật số trong các lĩnh vực tương ứng của họ.

    Trung Tâm Trải Nghiệm Sản Xuất Thông Minh (SMEC): Mở Cánh Cổng cho Chuyển Đổi Kỹ Thuật Số

    Ngày 15 tháng 6 năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Hitachi và SIRIM tuyên bố ra mắt Trung Tâm Thực Nghiệm Sản Xuất Thông Minh (SMEC) tại Bukit Jalil, Kuala Lumpur. SMEC đóng vai trò như một trung tâm chuyên biệt, nơi mà các chuyên gia trong ngành cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể hòa mình để học hỏi và trải nghiệm thực tế thế giới công nghệ của CMCN4.0.

    Buổi lễ có sự tham dự của các khách mời danh dự như:

    • Datuk Seri Isham Ishak,

      Secretary General, Ministry of Investment, Trade and Industry (MITI)

    • Datuk Ir. (Dr) Khairol Anuar Mohamad Tawi,

      Chairman of SIRIM Berhad

    • Dato’ Indera Dr. Ahmad Sabirin Arshad,

      President & Group CEO of SIRIM Berhad

    • Mr. Chew Huat Seng,

      Managing Director of Hitachi Asia (M) Sdn. Bhd.

    • Mr. Yamaguchi Hayato,

      ICT General Manager of Hitachi Asia Thailand

    Với cơ sở vật chất hiện đại, công cụ tiên tiến, hệ thống thông minh và các màn trình diễn sống động, SMEC cho phép các công ty của Tập Đoàn Hitachi đưa ra một loạt các giải pháp kỹ thuật số đa dạng. Những giải pháp này giúp các nhà sản xuất tối ưu hoạt động của họ và mở ra các cấp độ hiệu suất mới.

    Vượt Qua Trở Ngại: Hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ bước vào kỷ nguyên CMCN4.0

    Bên cạnh những lợi thế sẵn có, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp phải một số thách thức trên con đường chuyển đổi kỹ thuật số của mình:

    • Nhận thức và kiến thức chưa đầy đủ về Sản Xuất Thông Minh và CMCN4.0

    • Nguồn lực hạn chế cả về tài chính và con người trong hoạt động đầu tư vào công nghệ mới

    • Việc áp dụng công nghệ CMCN4.0 đòi hỏi lực lượng lao động có chuyên môn và kỹ năng, đặc biệt là về các lĩnh vực như AI,học máy và các giải pháp thông minh

    • Thiếu tự tin trong việc áp dụng các giải pháp thông minh

    • Tính phức tạp xung quanh việc tích hợp các giải pháp kỹ thuật số đa dạng vào quy trình sản xuất hiện có

    Thông qua Trung Tâm Thực Nghiệm Sản Xuất Thông Minh (SMEC), các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể tiếp thu kiến thức, nguồn lực và kỹ năng chuyên môn cần thiết để vượt qua những trở ngại nói trên và đạt đến cấp độ tăng trưởng bền vững thành công.

    Tương Lai Của Ngành Sản Xuất: Cách mà các Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ tại Malaysia có thể hưởng lợi

    Mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Hitachi và SIRIM, cùng với sự kiện thành lập SMEC,
    mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia:

    • Nâng cao năng lực cạnh tranh

      Bằng cách áp dụng các công nghệ của CMCN4.0, những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khai thác những lợi thế của tự động hóa và tri thức đến từ dữ liệu chuyên sâu. Từ đó, Họ biết cách hợp nhất các quy trình của mình thành một hệ thống kiểm soát tích hợp và nâng cao được hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, góp phần hình thành lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

    • Tiếp Cận Kiến Thức Chuyên Môn từ Hitachi

      Thông qua quá trình hợp tác này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được khả năng tiếp cận sâu hơn với kiến thức chuyên môn, phương pháp luận và công nghệ mang tính đột phá của Hitachi. Họ sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ trong việc triển khai các giải pháp của CMCN4.0.

    • Chia Sẻ Kiến Thức và Xây Dựng Mạng Lưới

      SMEC đóng vai trò như một trung tâm vệ tinh, nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kết nối và cộng tác, nuôi dưỡng văn hóa đổi mới và nỗ lực hợp tác nhằm thúc đẩy việc áp dụng kiến thức và công nghệ của cuộc CMCN4.0.

    • Lực Lượng Lao Động Sẵn Sàng Cho Tương Lai

      SMEC cung cấp các chương trình đào tạo được thiết kế để nâng cao kỹ năng cho nhân viên của họ trong kỷ nguyên kỹ thuật số nhằm đảm bảo duy trì thành công lâu dài.

    • Đẩy Nhanh Tốc Độ Chuyển Đổi Kỹ Thuật Số

      Sự hợp tác giữa Hitachi và SIRIM thúc đẩy hành trình chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ luôn dẫn đầu trong bối cảnh mọi thứ đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

    Sự ra mắt thành công của SMEC đánh dấu giai đoạn đầu của một hành trình thú vị đầy hứa hẹn trong công cuộc cách mạng toàn ngành sản xuất. Cùng nhau nỗ lực, Hitachi và SIRIM cam kết chinh phục các cột mốc quan trọng phía trước và thúc đẩy văn hóa đổi mới.

    Không chỉ dừng lại ở SMEC, các giai đoạn tiếp theo trong mối quan hệ đối tác đặc biệt này sẽ cung cấp chương trình đào tạo liên quan đến Công Nghệ và Giải Pháp IoT của Hitachi như Phân Giải & Phân Tích Dữ Liệu Kết Nối, Bảo Trì Tiên Đoán, Sản Phẩm Kết Nối, v.v..

    Hitachi cũng tích cực khám phá phương thức tích hợp các công nghệ và khả năng của AI vào các quy trình sản xuất, triển khai áp dụng các thuật toán do AI cung cấp nhằm tối ưu hóa các hoạt động lập kế hoạch sản xuất, tăng cường kiểm soát chất lượng và hợp lý hóa công tác quản lý chuỗi cung ứng. Quy trình này có khả năng hỗ trợ tốt cho các nhà sản xuất trong việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường một cách hiệu quả.

    Ngày phát hành: tháng 10 năm 2023