Kể từ thời điểm các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) được hình thành vào năm 2015 và thậm chí là Nghị định thư Kyoto 1997, việc giảm lượng phát thải cacbon đã trở thành vấn đề trọng tâm trong công tác giải quyết các hậu quả bất lợi của việc biến đổi khí hậu. Đây là lời kêu gọi mà cả khu vực công và tư nhân phải đáp ứng với lực lượng ngày càng tăng, trong đó Hitachi chúng tôi đóng vai trò đại diện hướng đến mục tiêu đạt được sự trung hòa cacbon trên tất cả các địa điểm kinh doanh của chúng tôi bằng cách giảm 100% lượng khí thải cacbon vào năm 2030 một cách hiệu quả.
Với thời hạn đến năm 2030 đạt được SDGs của LHQ, Hitachi tìm kiếm cách phương pháp thực hiện trung hòa cacbon tại tất cả các địa điểm kinh doanh của mình (bao gồm cả các nhà máy và văn phòng) bằng cách giảm 100% lượng khí thải vào năm 2030i một cách hiệu quả. Đồng thời, tổ chức của chúng tôi đã tiếp tục triển khai các sáng kiến khử cacbon, đặc biệt là ở khắp các khu vực đang phát triển nhanh như Đông Nam Á, nơi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vấn đề biến đổi khí hậu.
Bước đầu tiên để khử cacbon là giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện có - có thể thực hiện thông qua phương pháp tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên.
Là một trong những nguồn phát thải cacbon lớn nhất, các hệ thống giao thông cần phải có sự chuyển đổi thật sự cần thiết nhằm giảm lượng khí thải cacbon phát sinh một cách đáng kể. Thông qua việc tạo điều kiện phân bổ nguồn lực một cách tối ưu, sáng kiến chia sẻ phương tiện vận chuyển của Hitachi tìm cách giảm thiểu giờ công và mức sử dụng nhiên liệu tổng thể của các nhà kinh doanh vận tải. Sáng kiến này đã tạo ra một dịch vụ có thể thu thập, tích hợp và phân tích dữ liệu chẳng hạn như tình trạng hoạt động của phương tiện và tình trạng sẵn có của hàng hóa trên nhiều điểm tiếp xúc để điều động một chiếc xe thích hợp đối với mỗi đơn hàng giao hàng.
Bằng việc chia sẻ phương tiện, lĩnh vực vận tải có thể tối ưu hóa các phương tiện để thực hiện nhiều chuyến giao hàng chung đối với hàng hóa ở các địa điểm gần nhau. Việc điều phối phân bổ giao thông một cách hiệu quả như vậy làm giảm các trường hợp sử dụng nhiên liệu dư thừa, có thể làm giảm ô nhiễm không khí trong giao thông và có thể được coi là một bước chủ động trong việc giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch về lâu dài.
Yếu tố tiếp theo của quá trình khử cacbon liên quan đến việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế và tái tạo. Năng lượng mặt trời đã nổi lên trong những thập kỷ qua như một sự lựa chọn hàng đầu đối với năng lượng tái tạo. Hitachi đã tận dụng ưu thế ngày càng tăng này thông qua quan hệ đối tác với SANTEC và Mitsubishi HC Capital (Thái Lan) để lắp đặt thiết bị tự tiêu thụ năng lượng mặt trời miễn phí cho các khách hàng của mình. Theo thỏa thuận này, khách hàng có thể nhận được lợi ích từ nguồn năng lượng mặt trời được tạo ra với mức giá hợp lý, hợp túi tiền.
Hiệu quả và kinh tế, khả năng giảm lượng phát thải của hệ thống sẽ là yếu tố đóng góp quan trọng vào kế hoạch phát triển điện năng của Thái Lan nhằm mục tiêu chiếm 34% tổng công suất phát điện của đất nước vào năm 2037.
Khi các nguồn năng lượng mặt trời vốn đã có tiềm năng khử lượng lớn cacbon, làm thế nào các quốc gia có thể củng cố việc áp dụng bền vững năng lượng mặt trời để duy trì quá trình khử cacbon? Câu trả lời nằm ở vấn đề cơ sở hạ tầng.
Hướng đến mục tiêu quốc gia của Singapore là có 80% các tòa nhà là công trình xanh vào năm 2030, Cơ quan Xây dựng & Công trình của Singapore đã vận dụng sự hỗ trợ từ Hitachi Asia để phát triển Tòa nhà tiết kiệm năng lượng (SLEB) giao diện thông minh Smart Hub, một trung tâm tài nguyên kỹ thuật số đối với các công nghệ thông minh và tiết kiệm năng lượng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trên toàn quốc.
Hitachi Energy cũng đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch khử cacbon của Singapore thông qua quan hệ đối tác với Viện Nghiên cứu Năng lượng tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) trong việc phát triển Nhà máy Điện ảo (VPP) đầu tiên của đất nước. Hitachi Energy đóng góp vào dự án VPP bằng hệ thống lưu trữ năng lượng pin e-meshTM PowerStoreTM (BESS) cung cấp sự ổn định của lưới điện bằng cách tự động cân bằng các biến động năng lượng tiềm ẩn do mất tần số năng lượng mặt trời thông qua phần mềm quản lý và tối ưu hóa năng lượng.
Cơ sở hạ tầng tiết kiệm năng lượng thúc đẩy nguồn cung cấp năng lượng nhanh hơn qua đó hỗ trợ việc tiết kiệm năng lượng. Điều này cuối cùng tối ưu hóa việc khai thác năng lượng, tạo ra một con đường bền vững hơn hướng tới một tương lai net zero (không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển).
Hitachi đang tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với cuộc đua không khí thải năm 2030 thông qua các nỗ lực trên toàn khu vực nhằm giới thiệu các giải pháp xanh. Chúng tôi cũng đang thiết lập bản thân như một đồng minh toàn cầu hướng tới vấn đề khử cacbon trong vai trò là Đối tác chính của Hội nghị các bên về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26).
Không thể phủ nhận rằng chúng tôi đã phải đối mặt với những thách thức khá lớn khi thực hiện một số giải pháp của mình, có thể là thách thức về địa lý hoặc hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì việc hướng đến mục tiêu giảm thiểu khí thải của mình, những trở ngại này chỉ có tác dụng khuyến khích chúng tôi tiếp tục hướng tới việc thúc đẩy phát triển môi trường và xã hội với nỗ lực thực sự dẫn dắt thế giới đến một tương lai bền vững hơn.
Trở thành đồng minh toàn cầu trong việc xây dựng một tương lai không khí thải bền vững, cả trong hiện tại và tương lai.
iSo với mức trong Năm tài chính 2010
Ngày phát hành: Tháng 02 năm 2022