Salte a conteúdo principal

Hitachi

Đổi mới xã hội ở khu vực Đông Nam Á

Các vấn đề về tự động hóa thông minh ở Đông Nam Á

Đông Nam Á đang trải qua giai đoạn tự động hóa thông minh. Đây hứa hẹn sẽ là một giai đoạn tăng trưởng thú vị cho khu vực.

    Hãykhám phá phương án đổi mới xã hội của Hitachi trong tự động hóa thông minh tại Đông Nam Á

    Khám phá xu hướng mới nhất

    Xem tiến trình của ASEAN

    Theo dõi tiến trình của ASEAN

    Kỷ nguyên tự động hóa thông minh đang dần len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhờ vào vô số công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA). Rất nhiều dịch vụ thiết yếu tại các thành phố hiện đại đang chuyển sang tự động hóa và “thông minh”. Ví dụ, đèn đường thông minh được học để tự bật trong môi trường tối, hệ thống quản lý tòa nhà có thể theo dõi chuyển động của mọi người và chuyển hướng điện khỏi các khu vực không có người ở đó.

    Tự động hóa thông minh cũng hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác - từ phân phối năng lượng, thu gom rác, quản lý giao thông đến hệ thống đỗ xe. Sự kết hợp giữa các thiết bị và dữ liệu được kết nối với cơ sở hạ tầng vật lý với các dịch vụ của thành phố có thể đơn giản hóa cuộc sống của cư dân, đồng thời giảm chi phí cho chính phủ.

    Theo McKinsey, các giải pháp thông minh có thể loại bỏ tới 270.000 kiloton khí nhà kính hàng năm, tạo ra gần 1,5 triệu việc làm mới và tiết kiệm 16 tỷ đô la Mỹ cho chi phí sinh hoạt ở Đông Nam Á.

    Tự động hóa thông minh có thể mang lại khoản tiết kiệm trị giá 16 tỉ đô la Mỹ cho khu vực Đông Nam Á

    Tiến trình Công nghiệp hóa 4.0 ở Đông Nam Á

    Tự động hóa thông minh không chỉ cải thiện các dịch vụ thiết yếu mà còn tạo nên làn sóng mới trong lĩnh vực sản xuất và chuỗi cung ứng. Công nghệ thông minh có thể đạt mức tăng năng suất lên đến 627 tỷ đô la Mỹ mỗi năm ở Đông Nam Á. Một cuộc khảo sát của Ernst & Young (EY) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ và tự động hóa đang dần nổi lên. Cuộc khảo sát cho thấy dự đoán đến năm 2035, 45% chuỗi cung ứng sẽ chủ yếu chuyển sang tự động, chẳng hạn như xe nâng và xe không người lái, robot làm việc trong kho và cửa hàng, máy bay không người lái giao hàng và lập kế hoạch hoàn toàn tự động.

    Nhiều quốc gia thuộc ASEAN cho rằng điều này rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai và đã tiến vào kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 với mục đích phát triển nhóm ngành sản xuất của mình.

    Công nghiệp 4.0, hay còn được gọi là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, là giai đoạn tiếp theo trong quá trình số hóa nhóm ngành sản xuất. Được thúc đẩy bởi các xu hướng mang tính đột phá, chẳng hạn như sự gia tăng dữ liệu và kết nối, phân tích và tự động hóa thông minh, làn sóng thay đổi này có tiềm năng rất lớn cho tương lai của ngành sản xuất.

    Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, tin rằng việc triển khai Công nghiệp 4.0 sẽ giúp đất nước trở thành một trong mười nền kinh tế hàng đầu toàn cầu và nâng cao lĩnh vực sản xuất lên 26% GDP vào năm 2030. Chính phủ đã áp dụng Chỉ số sẵn sàng Công nghiệp 4.0 dành cho Indonesia để đo lường mức độ sẵn sàng số hóa quy trình sản xuất của các công ty trong ngành công nghiệp.

    Việt Nam cũng quyết tâm phát triển ngành sản xuất theo hướng Công nghiệp 4.0. Nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào các nhà máy thông minh với hệ thống kiểm soát sản xuất, kết nối dây chuyền tự động và truyền dữ liệu liền mạch. Đây là những dấu hiệu đáng khích lệ khi chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng ngành sản xuất lên 30% GDP trong những năm tới.

    Công nghiệp 4.0 sẽ giúp đất nước trở thành một trong mười nền kinhtế hàng đầu toàn cầu và nâng cao lĩnh vực sản xuất lên 26% GDP vào năm 2030.

    Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng ngànhsản xuất lên 30% GDP trong những năm tới.

    Với 45 robot công nghiệp cho mỗi 10.000 nhân viên,Thái Lan là thị trường lớn thứ hai về robot và tự động hóa tại ASEAN.

    Singapore có mật độ robot cao thứ hai trên thế giới,dẫn trước Đức, Nhật Bản và Trung Quốc.

    Ngành sản xuất tại Malaysia hiện đang trong giaiđoạn chuyển tiếp giữa Công nghiệp 2.0 và 3.0.

    Chính phủ Thái Lan đã nhấn mạnh tự động hóa và robot là những ngành công nghiệp trọng điểm theo kế hoạch tổng thể Thái Lan 4.0. Thái Lan cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào Hành lang kinh tế phía Đông, khu công nghiệp công nghệ cao của nước này. Robot cũng là một kỹ năng kỹ thuật quan trọng đang có nhu cầu cao, với 45 robot công nghiệp cho mỗi 10.000 nhân viên, trong đó Thái Lan làthị trường lớn thứ hai về robot và tự động hóa tại ASEAN.

    Singapore cũng ủng hộ mạnh mẽ Công nghiệp 4.0. Nỗ lực của chính phủ nhằm đưa ngành sản xuất lên nấc thang công nghệ đã thành công tính tới thời điểm hiện tại, minh chứng là Singapore sở hữu mật độ robot cao thứ hai trên thế giới với 730 robot cho mỗi 10.000 nhân viên, dẫn trước Đức, Nhật Bản và Trung Quốc.

    Ngành sản xuất tại Malaysia hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Công nghiệp 2.0 và 3.0. Mặc dù cơ sở hạ tầng công nghệ trong nước cũng đã đạt mức tiên tiến và hoàn thiện, việc áp dụng công nghệ số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn thấp. 80% doanh nghiệp vẫn phản đối sản xuất thông minh và thiếu nhận thức về cách số hóa có thể hợp lý hóa hoạt động của họ.

    Hitachi hỗ trợ cải thiện hoạt động áp dụng tự động hóa thông minh ở Đông Nam Á

    Hợp tác với Viện Nghiên cứu Công nghiệp và Tiêu chuẩn Malaysia (SIRIM), Hitachi đã ra mắt Trung tâm Trải nghiệm Sản xuất Thông minh nhằm thúc đẩy Công nghiệp 4.0 tại Malaysia. Mục tiêu của trung tâm là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giúp họ tìm cách áp dụng công nghệ sản xuất thông minh.

    Hitachi còn cung cấp Nhà máy thông minh dưới dạng Dịch vụ sử dụng camera video, RFID và một bộ cảm biến. Dữ liệu sau đó sẽ được chia sẻ qua đám mây và được giám sát tại nhà máy chính theo thời gian thực. Dịch vụ này cho phép quản lý nhà máy từ xa ở bất kỳ đâu trên thế giới. Bản chứng minh tính khả thi (POC) của dịch vụ Nhà máy thông minh đã được chuyển đến Thái Lan vào năm 2020.

    Tại Singapore, Hitachi cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp robot và tự động hóa cho các dây chuyền sản xuất, xử lý vật liệu, vận chuyển hoặc kiểm tra. Hai loại robot chính thường được sử dụng nhất cho mục đích tự động hóa là robot công nghiệp và robot cộng tác. Hệ thống robot công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ trong môi trường công nghiệp, bao gồm cánh tay robot đa trục, xe dẫn đường tự độngvà nhiều loại khác. Tích hợp robot cộng tác bao gồm robot lắp đặt và công nghệ tự động hóa khác phối hợp cùng nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ.

    Hitachi tin rằng công nghệ sẽ đưa chúng ta đến một tương lai tươi sáng cùng chất lượng cuộc sống cao hơn cho tất cả mọi người trong khu vực.

    Đây chính là hành động đổi mới xã hội.

    Ngày phát hành: Tháng 12 năm 2024