Salte a conteúdo principal

Hitachi

Đổi mới xã hội ở khu vực Đông Nam Á

Các vấn đề về sự tăng trưởng và tác động đến môi trường ở Đông Nam Á

    Đông Nam Á đang ở tâm thế sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới đến năm 2030. Sự tăng trưởng bùng nổ này sẽ đi kèm với hai xu hướng thú vị: sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và lực lượng lao động trẻ. Tuy nhiên sự tăng trưởng với tốc độ nhanh như vậy sẽ có các tác động rất lớn đến môi trường.

     

    Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, còn được gọi là ASEAN, có tổng GDP là 3,6 nghìn tỷ USD năm 2022. Đây sẽ là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, nếu ASEAN được coi là một quốc gia duy nhất. Các chuyên gia dự đoán sự tăng trưởng của khu vực thậm chí còn lớn hơn đến năm 2030, ASEAN sẽ vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ tư , vượt qua Đức và Nhật Bản.

     

    Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu của ASEAN

    472

    triệu đến năm 2030

    Sự tăng trưởng bùng nổ này sẽ được thúc đẩy bởi vô số yếu tố, một trong số đó là quy mô của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Các chuyên gia tin rằng phân khúc thu nhập trung bình ở ASEAN sẽ tăng lên 472 triệu đến năm 2030. Điều này sẽ thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng ở khu vực trong tương lai gần.

     

    Lực lượng lao động trẻ tìm kiếm việc làm

    Một yếu tố khác thúc đẩy triển vọng tăng trưởng của ASEAN nằm ở lực lượng lao động. Khu vực này là nơi có lực lượng lao động trẻ và đang gia tăng với 470 triệu người. Lực lượng này sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2050 ở nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines.

    Khi dân số tăng lên, ngày càng có nhiều người sẽ chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị để tìm kiếm việc làm. Các khu đô thị có khả năng sẽ mở rộng quy mô gấp hai lần từ năm 2010 đến 2050 và sẽ có thêm 73 triệu người đến năm 2030.

     

    Các thách thức của quá trình đô thị hóa nhanh

    Đô thị hóa có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đô thị hóa được định nghĩa là sự chuyển dịch dân số từ nông thôn sang khu vực đô thị, đi đôi với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

    Theo Bloomberg , tốc độ đô thị hóa ở các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản và Singapore là khoảng từ 80% trở lên. Một số quốc gia tại Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines có mức độ đô thị hóa khoảng 50%. Điều này nghĩa là còn nhiều dư địa để tăng trưởng ở Đông Nam Á, một xu hướng mà nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ diễn ra trong tương lai gần.

    Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường phải trả giá. Khu vực này vốn đang phải hứng chịu nhiều mối đe dọa về môi trường khác nhau, chẳng hạn như chất lượng không khí ngày càng tồi tệ, thiếu nước sạch và những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.

    Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch bị hạn chế
    110

    triệu người bị ảnh hưởng ở Đông Nam Á

    Tiếp cận nguồn nước sạch và an toàn là một thách thức đối với Đông Nam Á, ảnh hưởng đến khoảng 110 triệu người. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Indonesia và Philippines. Theo water.org, 18 triệu người dân Indonesia không có nước sạch, trong khi khoảng 11 triệu gia đình ở Philippines không được tiếp cận nguồn nước sạch và an toàn.

     

    Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng sẽ làm tình trạng phát thải carbon trở nên trầm trọng hơn

    Đông Nam Á cũng sẽ phải đối mặt với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Vốn là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới, quá trình đô thị hóa nhanh sẽ gây áp lực lớn hơn cho việc sản xuất điện. Khu vực này cũng chịu trách nhiệm về 70% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Tỷ lệ này có khả năng tăng lên, do mức tiêu thụ điện sẽ tăng gấp đôi đến năm 2040. Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng của khu vực và khu vực này có thể chịu trách nhiệm về lượng khí thải carbon cao hơn trong tương lai, trừ khi có sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

     

     

    Rào cản tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số

    Một vấn đề đáng lo ngại khác nằm ở lĩnh vực tài chính. Khoảng 225 triệu người dân Đông Nam Á không có tài khoản ngân hàng , điều này khiến họ không thể tham gia nền kinh tế kỹ thuật số. Nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực dự kiến đạt doanh thu 100 tỷ USD và sẽ củng cố triển vọng của khu vực. Có thêm người tham gia sẽ giúp khai thác làn sóng cơ hội kinh tế mới nhất này.

    Lãng phí thời gian vì ùn tắc giao thông
    100

    giờ mỗi năm vì kẹt xe

    Một số thành phố lớn ở Đông Nam Á cũng là những thành phố có tình trạng tắc nghẽn tồi tệ nhất. Manila, Jakarta và Bangkok được xếp hạng nằm trong số ba thành phố có tình trạng tắc nghẽn tồi tệ nhất ở Đông Nam Á trong năm 2023, người đi lại phải mất hơn 100 giờ mỗi năm vì kẹt xe. Tình trạng tắc nghẽn cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở thành phố.

    Giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu

    Đông Nam Á cũng dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Khu vực này sở hữu một trong những đường bờ biển dài nhất trên thế giới với 234.000 km, và ước tính 77% dân số sinh sống ở các khu vực ven biển. Điều này làm cho khu vực này, nơi có số lượng lớn các thành phố ven biển, trở thành một trong các khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới trước sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao. Jakarta, Thành Phố Hồ Chí Minh và Bangkok đang dần chìm xuống biển do sự phát triển quá mức.

    77
    %

    dân số sống tại các vùng ven biển sẽ bị ảnh hưởng

    Hy vọng lạc quan về khu vực


    Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho khu vực này. Các chuyên gia dự đoán sự trỗi dậy của khoảng
    200

    thành phố nhỏ mang làn sóng mới tiếp theo trong 30 năm tới để đáp ứng làn sóng tăng trưởng và đô thị hóa sắp tới.

    Đối với các thành phố này, các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội sẽ rất quan trọng. Các nhà cung cấp công nghệ và đối tác đồng sáng tạo của họ có thể có vai trò đóng góp vào các kế hoạch của chính phủ về sự tăng trưởng bền vững ở những thành phố này.

    Các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng cơ bản cần được ưu tiên. Các cơ sở xử lý nước và khử muối có thể giúp giải quyết các vấn đề tiếp cận nguồn nước sạch. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất điện sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng trong tương lai và việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo sẽ là chương trình nghị sự quan trọng trong tương lai gần.

    Làm thế nào các chính phủ và nhà quy hoạch đô thị có thể đáp ứng nhu cầu đô thị hóa nhanh chóng như vậy? Áp dụng cách tiếp cận toàn diện và hợp tác với các đối tác bên ngoài là việc thực sự cần thiết. Các nhà cung cấp công nghệ và đối tác đồng sáng tạo của họ cần tích cực đóng góp vào cuộc thảo luận, tận dụng chuyên môn và nguồn lực đa dạng để tạo ra hành động và sự hợp tác tập thể trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp của các thách thức xã hội này.

    Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản như tiếp cận nguồn nước sạch và sản xuất điện, phải là ưu tiên hàng đầu. Nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất điện sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng trong tương lai và việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo sẽ là chương trình nghị sự quan trọng trong tương lai gần.

    Việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính kỹ thuật số cũng rất quan trọng, để mọi người có thể tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số qua việc sử dụng điện thoại di động của họ để thanh toán kỹ thuật số. Các nhà máy tự động hóa và nhà máy thông minh sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng hơn nữa trong lĩnh vực sản xuất, giúp ASEAN duy trì khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

     

    Cơ sở hạ tầng xã hội cũng là trọng tâm của nhiều quốc gia ở cấp khu vực. Kế Hoạch Tổng Thể Kết Nối ASEAN 2025 nhấn mạnh rõ ràng nhu cầu về cơ sở hạ tầng xã hội. Các khoản đầu tư như vậy cũng được hỗ trợ thông qua Quỹ Cơ Sở Hạ Tầng của ASEAN.

    Tính bền vững cũng là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng tới. Ở cấp độ khu vực, nhiều thành phố đang chủ động tham gia các sáng kiến về khí hậu như Mạng Lưới Thành Phố Thông Minh của ASEAN. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cũng đã ra mắt Cơ Sở Tài Chính Xúc Tác Xanh ASEAN để khuyến khích các nước chuyển sang hoạt động xanh.

    Hitachi là một công ty có niềm tin vững chắc vào công nghệ. Khi áp dụng vào các vấn đề xã hội, công nghệ có thể xây dựng tương lai bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người trong khu vực. Hitachi cũng đang đồng hành cùng Đông Nam Á trên lộ trình hướng tới mục tiêu không phát thải khí carbon, giúp giảm bớt vấn đề về tiếp cận nguồn nước sạch, hiện đại hóa mạng lưới điện và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.

    Đây là hoạt động đổi mới vì xã hội.
    Ngày Phát Hành: Tháng 6 năm 2024