Đông Nam Á cần thêm nhiều năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới. Chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo sẽ giúp tăng trưởng bền vững cho tất cả mọi người trong khu vực.
Hãykhám phá phương án đổi mới xã hội của Hitachi về năng lượng sạch ở Đông Nam Á
Đứng thứ tư thế giới về mức độ tiêu thụ năng lượng, nhu cầu sử dụng năng lượng của ASEAN nằm ở mức 22%, đã vượt xa mức trung bình toàn cầu là 16% kể từ năm 2015. Nhu cầu này sẽ còn tăng cao trong những năm tới khi ASEAN chuẩn bị cho giai đoạn đô thị hóa và tăng trưởng dân số nhanh chóng.
Sự phát triển của AI cũng đã tạo ra cuộc đua về xây dựng trung tâm dữ liệu trong khu vực. Vào năm 2023, có 352 trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á, nhiều hơn ở Nhật Bản hoặc Ấn Độ. Tại Singapore, các trung tâm dữ liệu đã chiếm 7% mức sử dụng điện của cả nước. Chuyên gia dự đoán rằng các trung tâm dữ liệu sẽ tiêu thụ hơn 1.000 terawatt giờ vào năm 2026 ở cấp độ toàn cầu -- tương đương với toàn bộ mức tiêu thụ hàng năm của Nhật Bản.
Hiện tại, khu vực này vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng. Không may rằng Đông Nam Á là khu vực cực kỳ dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu khi phải trải qua nhiều đợt nắng nóng và lũ lụt nghiêm trọng chỉ trong năm qua.
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi Đông Nam Á hạn chế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo. Các chính phủ đã tiếp thu lời kêu gọi đó và hứa hẹn thực hiện các cam kết của mình tại COP28, hay còn được gọi là Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu năm 2023.
Sau đây là một số điểm cần chú ý tại COP28:
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo lên 480 GW vào năm 2060.
Việt Nam mong muốn sử dụng năng lượng tái tạo để tạo ra 47% lượng điện năng vào năm 2030.
Thái Lan hy vọng đạt 15,6 GW công suất năng lượng mặt trời vào năm 2035.
Malaysia cam kết giảm 45% lượng khí nhà kính vào năm 2030.
- Indonesia, với tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, đặt mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo lên 480 GW vào năm 2060.
- Malaysia cam kết cắt giảm 45% lượng khí nhà kính vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
- Thái Lan không chỉ cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn hy vọng đạt công suất năng lượng mặt trời 15,6 GW vào năm 2035.
- Việt Nam, quốc gia gần đây nổi lên là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng mặt trời, muốn sử dụng năng lượng tái tạo để tạo ra 47% lượng điện vào năm 2030.
- Mặc dù Singapore không có khả năng tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, nhưng quốc gia này vẫn đặt mục tiêu khai thác Lưới điện ASEAN để nhập 4 GW điện có cường độ carbon thấp từ Campuchia, Indonesia và Việt Nam.
Để hỗ trợ cho các nỗ lực này, Hitachi Energy, một bộ phận của Tập đoàn Hitachi, cam kết tài trợ 6 tỷ đô la Mỹ từ năm 2024 đến năm 2027 trên toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Khoản đầu tư này sẽ được chuyển vào các nỗ lực bao gồm sản xuất, kỹ thuật cũng như nghiên cứu và phát triển.
Ngoài ra, Hitachi Energy còn hợp tác với chính phủ Indonesia thực hiện theo ThưÝđịnh nhằm hỗ trợ phát triển các công nghệ năng lượng sạch trong năm 2023. Hoạt động này diễn ra sau những nỗ lực của Hitachi Energy nhằm hỗ trợ nhu cầu sử dụng năng lượng của Bali trong Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022. Hitachi Energy còn hợp tác liên doanh với PT Surya Energi Indotama để triển khai một lưới điện vi mô tại Nusa Peninda, Klungkung nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến 20% tại hòn đảo này.
Hitachi cũng đang hỗ trợ Thái Lan đạt được mục tiêu đầy tham vọng của mình về năng lượng tái tạo. Hitachi đã được Impact Solar Limited lựa chọn để triển khai giải pháp lưu trữ năng lượng pin e-meshTM PowerStoreTM (BESS) và hệ thống điều khiển cho lưới điện vi mô tư nhân lớn nhất quốc gia tại Khu công nghiệp Saha ở Sriracha. Lưới điện vi mô sẽ quản lý tổng cộng 214 MW công suất năng lượng tái tạo.
Hitachi là công ty tiên phong trong công nghệ HVDC
Hitachi còn hỗ trợ Philippines về nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo của nước này. Đảo Leyte có một nhà máy điện địa nhiệt được kết nối với đảo chính Luzon qua liên kết liên thông Hệ thống truyền tải điện một chiều điện áp cao của Hitachi (HVDC), qua đó cung cấp điện được tạo ra vào lưới điện ở khu vực Manila.
– Anthony Smith, Tổng giám đốc điều hành Hitachi Energy, Singapore
Hitachi là công ty tiên phong trong HDVC, công nghệ hiệu suất cao để truyền tải điện năng công suất lớn trên khoảng cách xa. Sau khi đưa các dự án năng lượng tái tạo trị giá hơn 200 GW vào hệ thống lưới điện, HVDC của Hitachi còn bổ sung hiệu ứng ổn định cho các mạng lưới AC, đồng thời kết nối chúng với các nguồn năng lượng tái tạo. Công nghệ này đóng vai trò quan trọng như là yếu tố chính để tạo nên hệ thống năng lượng hiện đại, trung hòa carbon.
Hitachi tin tưởng vào công nghệ và cách công nghệ mang lại nguồn năng lượng bền vững cho tất cả mọi người ở Đông Nam Á.
Đây chính là hành động đổi mới xã hội.
Ngày phát hành: tháng 1 năm 2025