Vai trò của công nghệ trong cách tân xã hội của Việt Nam
Công nghệ, từ những công cụ đơn giản đến những kỳ quan hiện đại, đã đóng vai trò quan trọng
đối với quá trình cải cách của chúng ta. Với những công nghệ phù hợp, các quốc gia đã có thể giải
quyết những thách thức cách tân xã hội cản trở sự tăng trưởng của xã hội của họ.
Một ví dụ hoàn hảo là Việt Nam. Bằng cách áp dụng công nghệ, Việt Nam tìm cách củng cố thêm
vị thế của mình như một trong những quốc gia năng động nhất ở Đông Nam Á.
Như các quốc gia khác, Việt Nam bắt đầu bằng sản xuất tốn nhiều lao động trước khi chuyển sang các khối sử dụng nhiều công nghệ.
×
Nâng cấp IoT cho khối sản xuất
Như các quốc gia khác, Việt Nam bắt đầu bằng sản xuất tốn nhiều lao động trước khi chuyển sang các khối sử dụng nhiều công nghệ.
Mảng thiết bị điện tử đã xuất hiện như một mũi nhọn của khối này. Vào năm 2013, các sản phẩm công nghệ cao đóng góp 28,7% cho GDP của nước này. Đến năm 2014, Việt Nam xếp thứ 3 khu vực và thứ 12 thế giới về xuất khẩu thiết bị điện tử.
Sự thành công này là nhờ vào chi phí lao động thấp ở khoảng 190 dollar Mỹ mỗi tháng vào năm
2015, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Nhưng lợi thế chi phí này bị ảnh hưởng bởi mức năng suất thấp. Năng suất lao động trung bình chỉ bằng khoảng 7% năng suất lao động của Trung Quốc vào năm 2012.
Vào tháng 5, 2017, Thủ Tướng Việt Nam kêu gọi quốc gia áp dụng công nghệ chẳng hạn như triển khai IoT trong tự động hóa công nghiệp.
IoT, cũng được gọi là Internet Vạn Vật, sử dụng các cảm biến thông minh và phân tích dữ liệu để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Kết hợp với robot học và tự động hóa, IoT có thể giúp ích bằng cách phát huy tối đa hiệu quả sản xuất và giảm sai sót của con người.
Là một hãng đi đầu về IoT, phân tích dữ liệu lớn và tự động hóa, Hitachi đã triển khai thành công
các công nghệ này ở Nhật Bản, Singapore và các quốc gia khác trên khắp thế giới.
Bên cạnh sản xuất, chính phủ cũng đang tác động đến khối tài chính bằng cách giảm mạnh các giao dịch bằng tiền mặt và cải thiện phương thức thanh toán điện tử.
×
Hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt
Bên cạnh sản xuất, chính phủ cũng đang tác động đến khối tài chính bằng cách giảm mạnh các giao dịch bằng tiền mặt và cải thiện phương thức thanh toán điện tử.
Họ đã công bố một chính sách là đến năm 2020 giảm giao dịch tiền mặt xuống dưới 10% tổng
giao dịch ở tất cả các siêu thị, trung tâm mua sắm và nhà phân phối. Chính sách này yêu cầu
thêm là 70% người Việt trên 15 tuổi sở hữu một tài khoản ngân hàng trong cùng thời gian này.
Một trong những lý do cho chính sách này nằm ở thị trường thương mại điện tử của Việt Nam. Trị
giá 400.000 dollar Mỹ vào năm 2015, dự kiến tăng trưởng lên 7,5 tỉ dollar vào năm 2025. Vào năm
2015, khoảng 90% đơn hàng trực tuyến của Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt tại thời điểm
giao hàng.
Để giúp đỡ, Hitachi đang hợp tác với các đối tác khác nhau để cung cấp các dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt để mua sắm trực tuyến, cũng như chuyển tiền qua điện thoại di động. Có các kế hoạch mở rộng để thanh toán chi phí cho hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam, rất
được mong đợi ở Thành Phố Hồ Chí Minh bị tắc nghẽn giao thông.
Đóng cửa sổ
Giảm nhẹ tắc nghẽn giao thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Vào tháng 6, 2017, tổng cộng có 37 điểm nóng tắc nghẽn được ghi nhận tại Thành Phố Hồ Chí
Minh, trong khi 131 địa điểm làm đường đang diễn ra cùng lúc.
×
Giảm nhẹ tắc nghẽn giao thông ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Vào tháng 6, 2017, tổng cộng có 37 điểm nóng tắc nghẽn được ghi nhận tại Thành Phố Hồ Chí Minh, trong khi 131 địa điểm làm đường đang diễn ra cùng lúc. Các báo cáo cho thấy rằng người
dân đi làm bỏ ra trung bình 53 phút mỗi ngày vì kẹt xe.
Thành Phố Hồ Chí Minh có gần 13 triệu dân, 8,5 triệu xe máy và 627.000 xe hơi. Mỗi ngày, ước
tính có 1.000 xe máy và 180 xe hơi được đăng ký, một tình huống có khả năng tệ hơn khi Việt
Nam có kế hoạch cắt giảm thuế quan nhập khẩu xe trong khối ASEAN vào năm 2019, giảm 42%
giá xe.
Nhà chức trách đã cân nhắc các phương án khác nhau như đường trên cao, chuyển các con
đường chính thành một chiều và thậm chí cấm xe cá nhân trong khu vực trung tâm thành phố.
Nhưng, giải pháp lâu dài cho thách thức đô thị hóa này là một hệ thống tàu điện ngầm rộng lớn.
Hitachi đã được giao nhiệm vụ cung cấp hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên cho Thành Phố Hồ Chí
Minh. Có tên là Tuyến Số 1, hệ thống tàu điện ngầm này sẽ kết nối trung tâm Thành Phố Hồ Chí
Minh với cửa ngõ Đông Bắc vào năm 2018. Là tuyến đầu tiên trong nhiều tuyến, Tuyến Số 1 sẽ
đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tắc nghẽn ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Việc áp dụng công nghệ để giải quyết những thách thức của xã hội đóng vai trò trọng tâm đối với
Hitachi. Cách tân xã hội không chỉ là một vai trò đối với các nhà lập chính sách, mà còn là một vai
trò mà chúng tôi mong muốn chia sẻ, vì chúng ta có thể cùng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Tại Hitachi, chuyên môn IT và Công Nghệ Vận Hành của chúng tôi giúp đẩy nhanh quy trình cách
tân xã hội và nâng cao chất lượng sống trong các cộng đồng chúng tôi phục vụ.